Tưởng nhớ những nhà truyền thông đã hy sinh mạng sống
Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha lưu ý rằng Năm Thánh được cử hành vào thời điểm khó khăn trong lịch sử nhân loại, khi thế giới vẫn còn đau thương vì chiến tranh và bạo lực, vì quá nhiều máu người vô tội đã đổ ra. Do đó, ngài bày tỏ lời cảm ơn đến tất cả những người làm công tác truyền thông đã liều mình tìm kiếm sự thật và kể lại những nỗi kinh hoàng của chiến tranh. Ngài tưởng nhớ tất cả những người làm truyền thông đã hy sinh mạng sống của mình trong năm qua.
Kêu gọi trả tự do cho tất cả các nhà báo đang bị giam giữ bất công
Tiếp đến Đức Thánh Cha mời gọi mọi người tưởng nhớ đến những người đã bị cầm tù chỉ vì trung thành với nghề báo, nhiếp ảnh gia, quay phim, vì đã muốn tận mắt chứng kiến và cố gắng kể lại những gì họ đã thấy. Ngài yêu cầu những người có thẩm quyền trả tự do cho tất cả các nhà báo đang bị giam giữ bất công. Ngài cầu xin cho họ có thể trở lại tự do, “vì tự do của các nhà báo cũng làm tăng thêm tự do cho tất cả chúng ta. Tự do của họ cũng là tự do của mỗi chúng ta”.
Yêu cầu quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận
Như các vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha yêu cầu quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận phải được bảo vệ và duy trì, cùng với quyền cơ bản được thông tin. Ngài nói: “Thông tin tự do, có trách nhiệm và chính xác là di sản của kiến thức, kinh nghiệm và đức tính cần được bảo vệ và phát huy. Nếu không có điều này, chúng ta có nguy cơ không còn khả năng phân biệt được sự thật và lời nói dối; nếu không có điều này, chúng ta sẽ phải đối mặt với những định kiến và sự phân cực ngày càng gia tăng, phá hủy mối quan hệ chung sống dân sự và ngăn cản việc xây dựng lại tình huynh đệ”.
Ơn gọi và sứ mạng của giới báo chí
Đề cao ơn gọi và sứ mạng của giới báo chí, những người có vai trò cơ bản đối với xã hội ngày nay trong việc truyền tải sự thật và cách truyền tải sự thật, Đức Thánh Cha nói với các nhà báo: “Các bạn có một trách nhiệm đặc biệt. Nhiệm vụ của các bạn thực sự rất quý giá. Công cụ làm việc của bạn là từ ngữ và hình ảnh. Nhưng trước hết, phải có khả năng nghiên cứu và suy ngẫm, khả năng nhìn và lắng nghe; để đặt mình vào vị trí của những người bị thiệt thòi, những người không được nhìn thấy hay lắng nghe và cũng để hồi sinh – trong trái tim của những người đọc, nghe và theo dõi bạn – cảm giác về thiện và ác và nỗi nhớ về điều tốt đẹp mà bạn kể lại và bằng cách kể lại, bạn làm chứng”. (CSR_282_2025)
Nguồn: https://www.vaticannews.va/
Có thể bạn quan tâm
Hành Hương – Cầu Nguyện – Truyền Giáo
Th7
Cáo phó: Thân mẫu của Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hiền (Cộng đoàn..
Th7
Hiệp Hội Tín Hữu Mến Thánh Giá Vinh: Thánh lễ Cam Kết Lần..
Th7
Ban Giáo lý Đức tin Giáo phận Vinh: Thông báo về kỳ thi..
Th7
Chuyện cái Gương Soi
Th7
Chắt Chiu Tình Thương Mà Đối Đãi Nhau (Suy Niệm Tin Mừng Chúa..
Th7
Thư Mời Tham Dự Buổi Hội Thảo Sứ Điệp Truyền Giáo Của Đức..
Th7
Sứ điệp ĐTC cho ngày thế giới ông bà và người cao tuổi..
Th7
Bới đất tìm no đủ
Th7
Sứ Điệp Cho Ngày Chúa Nhật Biển (13/7/2025): Ước Gì Những Người Làm..
Th7
Đức Thánh Cha Lêô XIV Bắt Đầu Kỳ Nghỉ Tại Dinh Thự Giáo..
Th7
Thư Của Đức Thánh Cha Phanxicô Về Việc Đổi Mới Việc Học Hỏi..
Th7
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Tỏa Sáng Niềm Vui Kitô Giáo
Th7
Khóa Tập Huấn dành cho quý Chị mục vụ bên chuyên ngành Y..
Th7
Người có chỉ số IQ cao nhất thế giới nói gì về Thiên..
Th7
Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Ánh Sáng Của Linh Đạo Thánh I-Nhã
Th7
10 điều đáng biết về Jonathan Roumie – Nam diễn viên thủ vai..
Th7
“Sự Ra Đi Đích Thực” Của Nhà Truyền Giáo (Suy Niệm Tin Mừng..
Th7
Sắc lệnh về bản văn và các bài đọc được sử dụng trong..
Th7
Ý Cầu Nguyện Của Đức Thánh Cha Tháng 7/2025: Cầu Cho Việc Huấn..
Th7