Viết lời tựa cho cuốn sách “Năm Thánh Hy vọng”, Đức Thánh Cha mơ về một thế giới hoà bình, những người chế tạo vũ khí ngừng thu lợi nhuận từ cái chết của người khác, không có án tử hình, các tù nhân được ân xá, và là cơ hội để mọi người hoán cải, nhìn lại cuộc sống dưới ánh sáng Tin Mừng.
Đức Thánh Cha tái khẳng định điều ngài đã nhiều lần kêu gọi: “Tôi mong muốn Năm Thánh tới đây thực sự là cơ hội thích hợp để ngừng bắn ở tất cả các quốc gia đang có chiến tranh”. Và nhắc lại những gì đã nói trong sắc lệnh công bố Năm Thánh Spes non confundit – hy vọng không làm thất vọng, ngài nhấn mạnh, trong tất cả cuộc chiến không có người thắng, người thua, mà chỉ có người bị đánh bại.
Đức Thánh Cha giải thích, hy vọng không phải là lạc quan, cũng không phải cảm giác tích cực mơ hồ về tương lai nhưng là điều gì đó khác: Đó không phải là ảo tưởng hay cảm xúc. Hy vọng là một nhân đức cụ thể, một thái độ sống và liên quan đến những lựa chọn cụ thể. Niềm hy vọng được nuôi dưỡng bởi sự dấn thân hướng tới điều tốt đẹp của mỗi người. Nuôi dưỡng niềm hy vọng có giá trị của một hành động xã hội, trí tuệ, tinh thần, nghệ thuật và chính trị theo nghĩa cao nhất của từ này. Đó là đặt khả năng và nguồn lực của chúng ta vào việc phục vụ công ích.
Điều này có nghĩa là tập trung vào công ích, liên quan đến những người di cư trải qua nghịch cảnh của những cuộc phiêu lưu được gọi là “hành trình hy vọng”, nhưng thường lại là “những hành trình tuyệt vọng thực sự”, với Địa Trung Hải trở thành một “nghĩa trang lớn”. Hoặc thiện ích cho các tù nhân, những người mà Đức Thánh Cha kêu gọi “điều kiện xứng nhân phẩm” cùng với việc bãi bỏ án tử hình, hình phạt bị xem là “không thể chấp nhận được vì nó tấn công đến tính bất khả xâm phạm và phẩm giá của con người”.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh, Năm Thánh không chỉ là một sự kiện được ấn định theo lịch, nhưng là một công cụ mục vụ thực sự mà các giáo hoàng, từ năm 1300 đến nay, đã sử dụng tùy theo nhu cầu của thời đại mà các ngài được kêu gọi dẫn dắt Giáo hội.
Năm Thánh 2025 sắp tới sẽ chứng kiến hàng triệu người hành hương đi qua Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô và các Đền thờ khác, Đức Thánh Cha mong muốn cuộc hành hương này không chỉ đơn thuần là một chuyến đi du lịch hay để đạt được một mục tiêu nào đó, như trong Thế vận hội. Ngài mong muốn đây thực sự là một cơ hội để hoán cải, để nhìn lại cuộc đời mình dưới ánh sáng Tin Mừng, và cuộc hành hương này luôn đi kèm với một cử chỉ bác ái được thực hiện một cách âm thầm.
Sách “Năm Thánh Hy vọng” cũng đề cập đến hai vị thánh trẻ tương lai Pier Giorgio Frassati và Carlo Acutis, Đức Thánh Cha nhắc lại mẫu gương và lời nói của hai người trẻ, thúc giục các tín hữu không “lãng phí” cuộc đời, nhưng tạo tình thân với Chúa trong tâm hồn, vẻ đẹp tình yêu biến thành phục vụ.
Nguồn: vaticannews.va/vi
Có thể bạn quan tâm
Cáo phó: Thân phụ của Nữ tu Têrêxa Cao Thị Thảo (Cộng đoàn..
Th4
Cáo phó: Thân phụ của nữ tu Maria Võ Thị Nhâm (Cộng đoàn..
Th4
Thánh lễ an táng Nữ tu Maria Nguyễn Thị Quế
Th4
Cáo phó: Nữ tu Maria Nguyễn Thị Quế – Cộng Đoàn Quy Chính..
Th3
Giờ Chầu Thánh Thể Tĩnh Tâm tháng 04/2025: Xây dựng một Cộng đoàn..
Th3
Lịch phụng vụ Hội dòng – Tháng 04/2025
Th3
Sống khiêm nhường theo Tin Mừng
Th3
Đức Thánh Cha cảm ơn các Thừa Sai Lòng Thương Xót làm chứng..
Th3
Hái trái cấm
Th3
Bước Trở Về Nép Bóng Trái Tim Cha (Suy Niệm Tin Mừng Chúa..
Th3
Quan điểm Kitô giáo về tác động của AI trên sự thật
Th3
Mùa chay, Tôi chay gì?
Th3
Giải đáp thắc mắc liên quan đến phụng vụ Mùa Chay và Tuần..
Th3
Ba mươi năm thông điệp EVANGELIUM VITAE: Trực giác nhìn xa trông rộng..
Th3
Hành trình trao gửi yêu thương “Hãy yêu như Thầy đã yêu”
Th3
Tình
Th3
Gửi Em – Người Tập Sinh của Chúa!
Th3
Theo gương Mẹ nói “Xin Vâng”
Th3
Niềm vui lên đường
Th3
Lá Thư Mùa Chay (3): Những Lý Tưởng Và Niềm Tin Trong Cuộc..
Th3