Dù khác biệt, chính trị và tôn giáo chia sẻ những quan tâm chung
Mở đầu bài nói chuyện, Đức Thánh Cha nói với các đại biểu quốc hội Pháp: “Mặc dù khác biệt, chính trị và tôn giáo chia sẻ những quan tâm chung, và theo những cách khác nhau, tất cả chúng ta đều nhận thức được vai trò của mình vì công ích”. Ngài khẳng định rằng cuộc hành hương Roma “là một bước đi can đảm và chứng tỏ ước muốn của quý vị trong việc duy trì cuộc sống của tín hữu hiệp nhất với cuộc sống của người giữ các vị trí có trách nhiệm”. Ngài nói rằng ngài vui mừng khi thấy những người có trách nhiệm trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, quan tâm đến thông điệp của Giáo hội và dành thời gian để tìm hiểu rõ hơn thông qua các cuộc gặp gỡ trong chuyến hành hương. Giáo hội mong muốn đánh thức lại các sức mạnh tinh thần làm cho đời sống xã hội trở nên phong phú (xem Thông điệp Fratelli tutti, 276), và các chính trị gia có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của Giáo hội.
Địa Trung Hải – nơi gặp nhau dựa trên lòng nhân đạo, không trên ý thức hệ
Đức Thánh Cha cũng nhắc lại ơn gọi của khu vực Địa Trung Hải, một ngã tư, nơi hội tụ những ảnh hưởng và truyền thống khác nhau nhưng cũng làm nảy sinh những xung đột mà những người có trách nhiệm thường xuyên được kêu gọi giải quyết. Ngài nói rằng ơn gọi của khu vực này là “trở thành một nơi mà các quốc gia và thực tế khác nhau gặp nhau trên nền tảng lòng nhân đạo mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ chứ không phải dựa trên những hệ tư tưởng chia rẽ dân tộc chúng ta, chia cắt đất nước”.
Mời gọi người trẻ thăm viếng người già, người khuyết tật
Tiếp đến Đức Thánh Cha mời gọi họ suy tư về sự cấp bách của việc cung cấp cho giới trẻ một nền giáo dục hướng họ đến nhu cầu của người khác và có thể khuyến khích ý thức dấn thân. Ngài khẳng định rằng “người trẻ đang lớn cần một lý tưởng, bởi vì về cơ bản họ là người quảng đại, cởi mở với những vấn đề hiện sinh”. Do đó, “lôi kéo người trẻ vào thế giới thực, tham gia vào việc thăm viếng người già hoặc người khuyết tật, thăm người nghèo hoặc người nhập cư, mở ra cho họ niềm vui đón tiếp và cho đi, mang đến một chút an ủi cho những người bị bức tường thờ ơ làm cho trở nên vô hình”.
Người ở giai đoạn cuối đời cần được đồng hành và chăm sóc
Đặc biệt, Đức Thánh Cha hy vọng rằng những tranh luận về vấn đề kết thúc sự sống được thực hiện trong sự thật. Ngài nói: “Đó là việc đồng hành cùng sự sống đến cái chết tự nhiên thông qua sự phát triển rộng rãi hơn của dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ”. Ngài nói rằng những người ở giai đoạn cuối đời cần chăm sóc và cứu trợ ngay cả khi họ không phải lúc nào cũng có thể hồi phục. Lời nói không phải lúc nào cũng hữu ích, nhưng việc nắm tay người bệnh mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho người bệnh mà cho cả chúng ta. (CSR_5263_2024)
Nguồn: https://www.vaticannews.va/
Có thể bạn quan tâm
Cáo phó: Thân phụ của Nữ tu Têrêxa Cao Thị Thảo (Cộng đoàn..
Th4
Cáo phó: Thân phụ của nữ tu Maria Võ Thị Nhâm (Cộng đoàn..
Th4
Thánh lễ an táng Nữ tu Maria Nguyễn Thị Quế
Th4
Cáo phó: Nữ tu Maria Nguyễn Thị Quế – Cộng Đoàn Quy Chính..
Th3
Giờ Chầu Thánh Thể Tĩnh Tâm tháng 04/2025: Xây dựng một Cộng đoàn..
Th3
Lịch phụng vụ Hội dòng – Tháng 04/2025
Th3
Sống khiêm nhường theo Tin Mừng
Th3
Đức Thánh Cha cảm ơn các Thừa Sai Lòng Thương Xót làm chứng..
Th3
Hái trái cấm
Th3
Bước Trở Về Nép Bóng Trái Tim Cha (Suy Niệm Tin Mừng Chúa..
Th3
Quan điểm Kitô giáo về tác động của AI trên sự thật
Th3
Mùa chay, Tôi chay gì?
Th3
Giải đáp thắc mắc liên quan đến phụng vụ Mùa Chay và Tuần..
Th3
Ba mươi năm thông điệp EVANGELIUM VITAE: Trực giác nhìn xa trông rộng..
Th3
Hành trình trao gửi yêu thương “Hãy yêu như Thầy đã yêu”
Th3
Tình
Th3
Gửi Em – Người Tập Sinh của Chúa!
Th3
Theo gương Mẹ nói “Xin Vâng”
Th3
Niềm vui lên đường
Th3
Lá Thư Mùa Chay (3): Những Lý Tưởng Và Niềm Tin Trong Cuộc..
Th3