Cô Marlene Engelhorn đã trao 99% tài sản thừa kế của mình cho các hiệp hội | © Jan Zappner/Wikimedia Commons/CC BY-SA 2.0
Trong khi thế giới đầy cả những tin tức tiêu cực, bạo lực, chiến tranh khắp nơi thì cô Marlene Engelhorn mang đến một tin đầy khích lệ: cô tặng di sản trị giá 25 triệu âu kim cho những người thiếu thốn nhất. Hành động từ thiện của cô có những điểm đặc biệt.
Trước hết, cô nghĩ cô không làm gì xứng đáng để hưởng tài sản thừa kế này, một tài sản không bị đánh thuế ở nước Áo, làm nổi bật sự bất thường của hệ thống thuế tự do, ít đánh thuế vào những số tiền từ trên trời rơi xuống.
Cô Engelhorn thành lập hiệp hội “Hãy đánh thuế tôi ngay bây giờ”, để đánh thuế nhiều hơn ở các nước nói tiếng Đức. Thế giới thực sự sẽ tốt đẹp hơn nếu những người có tài sản lớn đồng ý phân phối lại một phần cho những người thực sự cần.
Và hành động này của cô lại có một giá trị trị thứ nhì, cô giao việc phân chia tài sản này cho một ủy ban gồm các công dân Áo được chỉ định làm đại diện và được trả thù lao cho việc họ tham gia vào ủy ban này. Ủy ban này quyên góp cho 77 tổ chức, từ những tổ chức nổi tiếng như Caritas hay Phóng viên không biên giới đến những tổ chức ẩn danh như các hiệp hội địa phương bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ người vô gia cư.
Cho đi tài sản của mình là một hành động dũng cảm lớn lao như Tin Mừng Thánh Máccô 10, 17-31: Chúa Giêsu xin người thanh niên giàu có bỏ tài sản để theo Ngài, anh đã không làm được và buồn rầu ra đi!
Và điều vị tha ở cô Engelhorn là cô làm không điều kiện, cô giao cho Ủy ban làm việc này thay cô.
“Bàn tay cho có thể ở trên bàn tay nhận”
Quyết định này cho thấy lòng vị tha thực sự là gì. Món quà khi chúng ta tặng có thể có hai khó khăn: đó là tính có đi có lại và tính ưu việt. Trong gia đình, chúng ta thường nghe các trường hợp khó khăn của việc “có đi có lại”: “Tôi đã để một phần đời lo cho cha mẹ, con cái mà tôi chẳng nhận được gì”. Khi nói như vậy, họ chưa hiểu bản chất sâu đậm của món quà. Cho là nhưng không. Không đòi lại một cái gì cho mình.
Khó khăn thứ hai là nguy cơ để mình ở địa vị cao. Bàn tay cho có thể ở trên bàn tay nhận. Chúng ta đều biết kinh nghiệm này, người cho ở thế cao hơn người nhận.
Khi ủy quyền việc phân chia tài sản, cô Engelhorn đã tránh được hai cạm bẫy này. Là “cựu triệu phú”, cô đang đi tìm việc để ở trong số 99% người làm việc và đóng thuế. Chứng từ của cô mang một giá trị đặc biệt, vì công việc là nguồn giá trị gia tăng duy nhất trong xã hội.
cath.ch, Jean-Jacques Friboulet, 2024-07-03
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nguồn: phanxico.vn
Có thể bạn quan tâm
Đức Thánh Cha Lêô XIV Bắt Đầu Kỳ Nghỉ Tại Dinh Thự Giáo..
Th7
Thư Của Đức Thánh Cha Phanxicô Về Việc Đổi Mới Việc Học Hỏi..
Th7
Cáo phó: Bà cố Maria – Thân mẫu của Nữ tu Maria Nguyễn..
Th7
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV Tỏa Sáng Niềm Vui Kitô Giáo
Th7
Người có chỉ số IQ cao nhất thế giới nói gì về Thiên..
Th7
Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Ánh Sáng Của Linh Đạo Thánh I-Nhã
Th7
10 điều đáng biết về Jonathan Roumie – Nam diễn viên thủ vai..
Th7
“Sự Ra Đi Đích Thực” Của Nhà Truyền Giáo (Suy Niệm Tin Mừng..
Th7
Sắc lệnh về bản văn và các bài đọc được sử dụng trong..
Th7
Ý Cầu Nguyện Của Đức Thánh Cha Tháng 7/2025: Cầu Cho Việc Huấn..
Th7
Sứ Điệp Đức Thánh Cha Nhân Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Việc..
Th7
Thư Bổ Nhiệm Giám Mục Đặc Trách Kiến Thiết Trung Tâm Thánh Mẫu..
Th7
Lúp Áo Hồng Ân
Th7
Nhật ký thay Tim
Th7
Nghi Thức Gia Nhập Tập Viện của 34 Tiền Tập sinh
Th7
Giáo phận Vinh: Cáo phó Linh mục Gioan Trần Minh Cẩn
Th7
Khóa Linh Thao của 34 Tiền Tập sinh
Th6
Giờ chầu Tĩnh tâm tháng 07/2025: Xây dựng một Cộng đoàn Kỷ luật
Th6
Cáo phó: Thân phụ của nữ tu Maria Văn Thị Khánh Phượng (Cộng..
Th6
Phân Định Và Hiệp Hành: Canh Tân Để Loan Báo Tin Mừng
Th6