HÀN LÂM VIỆN TÒA THÁNH VỀ SỰ SỐNG XUẤT BẢN “TỪ ĐIỂN” THUẬT NGỮ VỀ CÁC VẤN ĐỀ CUỐI ĐỜI
Trong bối cảnh các tranh luận về các vấn đề cuối đời ngày càng lan rộng và thường có những sai sót, nhầm lẫn và lỗ hổng trong cách hiểu của mọi người về một số thuật ngữ về chủ đề này, gây nên cản trở đối với các cuộc thảo luận và giải pháp mang tính xây dựng, Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống đã xuất bản “từ điển” thuật ngữ về các vấn đề cuối đời, nhắm làm rõ các thuật ngữ chính để cổ võ cuộc thảo luận có hiểu biết.
Chủ tịch Hàn lâm viện Tòa Thánh về Sự sống, Đức Tổng Giám mục Vincenzo Paglia, viết trong phần giới thiệu cuốn sách rằng cuộc tranh luận công khai về các vấn đề cuối đời dường như lan rộng hơn mỗi khi các quốc gia xem xét các luật mới liên quan đến đạo đức sinh học và bởi các phương tiện truyền thông xã hội. Điều này là điều đáng hoan nghênh bởi vì việc đối diện với những giai đoạn cuối của cuộc đời là một chủ đề quan trọng ảnh hưởng đến mọi người.
Tuy nhiên, do thường có những sai sót, nhầm lẫn và lỗ hổng trong cách hiểu của mọi người về một số thuật ngữ cuối đời, Hàn lâm viện của Tòa Thánh quyết định soạn một “từ điển” ngắn gồm các thuật ngữ quan trọng được sử dụng trong nhiều cuộc thảo luận về giai đoạn cuối đời để giúp người Công giáo định hướng tốt hơn trong một cuộc tranh luận thường phức tạp.
“Tự điển” được soạn bởi một nhóm thành viên của Hàn lâm viện, dày 80 trang và tập trung vào 22 thuật ngữ, cung cấp: (a) các định nghĩa chính xác, dễ hiểu dựa trên khoa học mới nhất; (b) thần học theo quan điểm của Giáo hội Công giáo về các vấn đề cuối đời; (c) một cái nhìn về sự phát triển trong giáo huấn của Giáo hội về vấn đề này; (d) và luật pháp hiện hành của Ý liên quan đến các vấn đề cuối đời.
Từ điển chỉ được xuất bản bằng tiếng Ý, được nhà xuất bản Vatican phát hành vào ngày 2/7.
Đặc điểm chính của tập sách này là cách trình bày các vấn đề qua lăng kính hiểu biết của Công giáo và được kết nối bởi một số nguyên lý cơ bản, chẳng hạn như ý nghĩa Kitô giáo về cuộc sống, cái chết, tự do, trách nhiệm và sự chăm sóc.
Trong số các vấn đề được đề cập có: “tình trạng thực vật” và hôn mê; hỏa táng; chăm sóc giảm nhẹ và an thần sâu; đối mặt với đau khổ và đau đớn; an tử và trợ tử; chăm sóc đặc biệt, kể cả trẻ sơ sinh bị bệnh nan y; xác định cái chết; hiến tạng; chăm sóc duy trì sự sống; dinh dưỡng nhân tạo và cung cấp nước; điều trị y tế “tích cực” và đình chỉ nó; những phương tiện thông thường và tương xứng để duy trì sự sống; và các chỉ thị nâng cao bao gồm mẫu di chúc sống để tùy chỉnh với sự hướng dẫn của linh mục.
Chủ đề cơ bản xuyên suốt cuốn sách này là tầm quan trọng của việc duy trì và củng cố mối quan hệ cũng như đối thoại giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, gia đình và xã hội.
Nguồn: vaticannews.va/vi
Có thể bạn quan tâm
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Nguyện cầu đêm hồng ân!!!
Th11
Nguyện xin!!!
Th11
Cáo phó: Thân mẫu của nữ tu Anna Phan Thị Hòa (Cộng đoàn..
Th11
Hợp rồi tan
Th11
Bên Chúa muôn đời hay cách xa vĩnh viễn? (Suy niệm Tin Mừng..
Th11
Kitô Hữu Chiếm 75% Tổng Số Các Cuộc Bách Hại Chống Các Tôn..
Th11
Trường ca tự tình khúc
Th11
Tuổi già
Th11
Bà Nancy Và Ông Patrick, Triệu Phú Canada Bỏ Tất Cả Để Trở..
Th11
Ngày Thế Giới Người Nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô Sẽ Dùng Bữa Trưa..
Th11
Một lần để sống
Th11
Kho Tàng Đức Tin Không Thay Đổi Và Không Thể Thay Đổi
Th11
Người Tự Kỷ Có Gì Để Cống Hiến
Th11
Mở Án Phong Chân Phước Cho Sơ Clare Crockett
Th11
Cha Roberto Pasolini, Tân Giảng Thuyết Của Phủ Giáo Hoàng
Th11
Giới Trẻ Tham Gia Đời Sống Giáo Hội
Th11
Dốc cạn túi để được Thiên Chúa lấp đầy (Suy niệm Tin Mừng..
Th11
Hội dòng MTG Vinh: Khóa Thường Huấn dành cho quý chị trong Ban..
Th11
Hội Dòng MTG Vinh: Thánh lễ Tạ ơn mừng Ngân Khánh Khấn Dòng..
Th11