WHĐ (27/9/2024) – “Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc – Mười năm nhìn lại”. Đây là chủ đề của Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 53 do Ủy ban Thánh nhạc (UBTN), trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) tổ chức vào thứ Ba 24/9/2024 tại Hội trường B102, Trung tâm Mục vụ (TTMV) Tổng giáo phận Sài Gòn (TGP.SG).
Lúc 8g15, trong vai trò điều khiển buổi Hội thảo, nhạc sĩ (Ns) P.Kim đã giới thiệu Ban Chủ tọa, thư ký và các thanh viên, gồm:
– Đức Giám mục (ĐGM) Aloisiô Nguyễn Hùng Vị – Chủ tịch UBTN/HĐGMVN
– Linh mục (Lm) Rôcô Nguyễn Duy – Thư ký UBTN/HĐGMVN kiêm Trưởng Ban thánh nhạc (BTN) TGP.SG
– Ban Thư ký: Nữ tu (Nt) Duyên Sa và Lm. Ns. Giang Tâm
– Các Trưởng ban Thánh nhạc 27 giáo phận và các thành viên
– Các giảng viên Thánh nhạc tại các Đại chủng viện
– Các giảng viên khoa Thanh nhạc TTMV
– Các linh mục đặc trách Thánh nhạc của các Đại chủng viện
– Các vị phụ trách Thánh nhạc các Hội dòng
– Các nhạc sĩ và quý ca trưởng Thánh nhạc
– Các tham dự viên.
Tiếp theo, Ns P.Kim mời gọi mọi người tưởng nhớ và cầu nguyện cho hai linh mục nhạc sĩ đã được Chúa gọi về:
– Lm Võ Tuấn (Bút danh: La Thập Tự), Giáo phận Qui Nhơn (+3/4/2024)
– Lm Giuse Nguyễn Văn Thắng (Bút danh: Duy Thiên), Giáo phận Long Xuyên (+6/8/2024) (Đôi dòng tiểu sử nhạc sĩ Duy Thiên cũng đã được trình bày ngay sau đó).
Ns. P.Kim đã thông qua một số điểm tin về các hoạt động Thánh nhạc:
1. Nt Maria Mai Thị Xuân Uyên – Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết – đạt kết quả tối ưu tại Rôma ngày 12/6/2024 với luận án tiến sĩ mang đề tài: “Hội nhập văn hóa ở Việt Nam về Thánh nhạc”
2. Buổi Hội thảo chủ đề “Hát cộng đồng” được tổ chức tại Giáo phận Phát Diệm vào ngày 18/5/2024
3. Đại hội Thánh nhạc lần thứ 1 của Giáo phận Bắc Ninh diễn ra tại Giáo xứ Bến Đông (Giáo hạt Nội Bài) vào ngày 9/8/2024
4. Ngày “Hạnh ngộ những người phục vụ Thánh nhạc” được tổ chức tại Giáo phận Xuân Lộc vào ngày 18/8/2024
5. Giáo phận Đà Lạt tổ chức khóa chuyên đề về Thánh nhạc trong phụng vụ dành cho 22 thầy phó tế trong tháng 9/2024
6. Lm Rôcô – Thư ký UBTN/HĐGMVN – có nhiều chuyến đi hướng dẫn về thánh nhạc tại Bắc Ninh, Phát Diệm, Kon Tum, Đà Lạt, California, Atlanta, Houston, Los Angeles, Sydney, Melbourne, Montréal (Canada)…
Trước đó, Ban tổ chức đã gửi cho mỗi tham dự viên các ấn phẩm:
1. Thánh vịnh Đáp ca Chúa Nhật và Lễ Trọng (Lm. Kim Long)
2. Tuyển tập nhạc Thánh ca Hôn phối (Ns Nguyễn Quang Huy)
3. Đối ca với Thánh vịnh Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh (Ns Kim)
4. Hương Trầm số 38 (Tháng 9 – 2024)
Đi vào nội dung chính, đại diện UBTN từng Giáo phận đã trình bày những thuận lợi, khó khăn và những giải pháp của từng địa phương, từng giáo phận.
1. NHỮNG THUẬN LỢI
– Nhiều vị Giám mục chủ chăn giáo phận rất quan tâm đến Thánh nhạc, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của BTN.
– Một số giáo xứ được sự quan tâm tích cực của cha xứ.
– Một số giáo xứ đã có màn hình, máy chiếu, có cả dòng nhạc, ca xướng viên, sách hát…
– Có rất nhiều bài hát trên trang web chính thức của HĐGMVN và trang web của các giáo phận.
– Có nhiều khóa đào tạo, lớp học về nhạc lý, ca trưởng và đệm đàn.
– Có những buổi gặp mặt cấp giáo hạt, giáo phận để giao lưu, học hỏi, nghe thuyết trình và chia sẻ của Bề Trên giáo phận cũng như những người hữu trách.
– Rất nhiều cá nhân, tập thể khao khát được nâng cấp về các mặt chuyên môn liên quan đến Phụng tự và Thánh nhạc.
– Tại Sài Gòn, chương trình thường huấn của linh mục đoàn luôn có phần dành cho mục vụ thánh nhạc.
– Các ca đoàn quan tâm nhiều hơn đến tính cộng đoàn trong phụng vụ, từ đó nỗ lực hỗ trợ để cộng đoàn cùng hát những phần dành cho họ và cùng hát với ca đoàn ở những “phần riêng” (Ca nhập lễ, Ca tiến lễ, Ca hiệp lễ).
– Thống nhất gần như hoàn toàn về việc hát đúng bản văn phụng vụ của bộ lễ (kinh Thương xót, kinh Vinh danh…).
– Về tiến lễ, các ca đoàn vẫn hát sốt sắng các bài ca tiến lễ truyền thống quen thuộc, cho dù “không nhất thiết phải hát những bài nói đến bánh rượu hay lễ phẩm”.
– Về hiệp lễ, Ban thánh nhạc SG đã khởi động để từng bước áp dụng số 73 của Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc là hát Ca hiệp lễ trong Sách bài đọc hoặc hát “Đối ca với thánh vịnh” trong sách Graduale simplex.
– Các khóa đào tạo thường xuyên của SG (sáng tác, đệm đàn, ca trưởng, thánh nhạc trong phụng vụ) thu hút được khá nhiều ca viên thuộc các ca đoàn. Các tác viên thánh nhạc của TGP.SG cũng được khuyến khích theo học các lớp huấn luyện của UBTN.
– Nhiều nhạc công đã ý thức được vai trò của mình trong phụng vụ Thánh nhạc và không để tiếng đàn lấn át tiếng hát, không mở các tiết điệu điện tử trong đàn.
2. NHỮNG KHÓ KHĂN
– Một số linh mục chánh xứ chưa thực sự quan tâm đến Thánh nhạc.
– Nhiều giáo xứ nghèo ở những nơi hẻo lánh chưa được triển khai đồng bộ.
– Nhiều ca trưởng chưa được đào tạo chuyên môn đầy đủ.
– Nhiều ca trưởng, nhạc công có tham gia nhưng nhiệt huyết lại giảm sút.
– Nhiều ca đoàn thích chọn bài hát mới, nhiều bè, trong khi đó ca trưởng và nhạc công không có nhiều chuyên môn về hòa âm phối khí, không có khả năng hát mẫu, nên tìm bài hát trên mạng có ghi âm sẵn.
– Nhiều nơi chưa có người tập hát cho cộng đoàn. Nếu có, thì khả năng chuyên môn còn rất hạn chế.
– Nhiều nơi chưa có không gian tập hát đúng nghĩa: phòng học, bàn, ghế, quạt, đàn, sách, âm thanh, sánh sáng,…
– Thiếu sự nhiệt tình tham gia của các ca viên.
– Một số linh mục và Ban Thường vụ giáo xứ thiếu quan tâm, không động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho ca đoàn.
– Nhiều người dạy hát thiếu chuyên môn về phụng vụ, không dọn bài kỹ.
– Các ca trưởng, nhạc công và những người hữu trách trong các ca đoàn chưa gương mẫu trong đời sống đạo đức, nhân bản, giờ giấc, ăn mặc, nói năng…
– Có những ca đoàn đặt lời vào nhạc nước ngoài và hát trong Thánh lễ.
3. NHỮNG GIẢI PHÁP
– UBTN tiếp tục đề nghị các vị chủ chăn giáo phận quan tâm thúc đẩy việc học hỏi và triển khai bản Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc, đặc biệt nơi các cộng đoàn dòng tu và chủng viện.
– Mong các linh mục chánh xứ chú ý đến việc giáo dục tinh thần phụng vụ, đặc biệt hướng dẫn giáo dân, các ca trưởng cũng như ca viên về thánh nhạc trong phụng vụ. Cần có được sự đồng tâm nhất trí giữa linh mục chánh xứ và ca đoàn.
– Các thừa tác viên thánh nhạc cần “hiểu biết cặn kẽ và áp dụng cách sáng tạo những hướng dẫn của Giáo Hội về âm nhạc phụng vụ”.
– Về Thánh vịnh Đáp ca: các nhạc sĩ bảo đảm cho lời thánh vịnh không bị thêm bớt hoặc bị làm cho biến dạng. Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc có nêu thêm nguồn văn trong hai sách phụng vụ Graduale Romanum và Graduale Simplex. Mong rằng UBTN sẽ giúp các ca đoàn tiếp cận được với hai cuốn sách này.
– Về hiệp lễ, nên chọn thêm những bài hát ngoài “Thánh ca Tin Mừng” cho phong phú.
– Tạo thêm nhiều Video clip, trailer,… có nội dung về văn kiện Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc, để văn kiện này được phổ biến và dễ dàng học hỏi hơn cho những người phục vụ thánh nhạc.
– Phổ biến văn kiện Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc trên các kênh truyền thông của BTN giáo phận.
– Gợi ý các bài hát Thánh vịnh Đáp ca cho thánh lễ Chúa nhật, lễ trọng.
– Gợi ý các bài hát trong Thánh lễ Hôn phối và Thánh lễ An táng trên kênh truyền thông của giáo phận.
– Soạn và phổ biến các bản đệm đàn cho các nhạc công.
Sau các phần thuyết trình của các Đại diện UBTN, mọi người nghỉ giải lao.
Lúc 10g30, sau phần giải lao, mọi người tiếp tục hội thảo.
GÓP Ý CỦA HỘI THẢO VIÊN VÀ GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
– Nên thực hiện kênh YouTube của Lm Nguyễn Duy chuyên về Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc
– Hướng dẫn Mục vụ Thánh nhạc cho các thầy phó tế sắp ra trường, chuẩn bị bước vào đời sống sứ vụ.
– BTN nên có cuốn Giải đáp Thánh nhạc.
– Về tiến lễ, đối tượng của bài ca tiến lễ là Chúa Cha. Vì thế, một số bài hát không đúng khi có nội dung nói về việc dâng bánh rượu lên Chúa Ba Ngôi, như: Thượng Tiến Chúa Ba Ngôi (Ns. Nguyễn Quang Hưng), Dâng Lên Ba Ngôi (Ns. Nguyễn Văn Tuyên và Ns. Phương Quang), Dâng Chúa Ba Ngôi (Ns. Lm Thái Nguyên), Kính Dâng Ba Ngôi (Ns.Tri Văn Vinh), Này Con Xin Dâng (Ns. Lan Thanh)…
– Tại Giáo xứ, nên vâng lời Đấng Bản quyền.
Kết thúc phần Giải đáp thắc mắc và Góp ý, ĐGM chủ tịch Aloisiô nhận thấy: phần đông tham dự viên mong muốn việc hướng dẫn mục vụ thánh nhạc được các Giám mục phổ biến cho Giáo phận, rồi Giáo phận phổ biến cho Giáo xứ, rồi Giáo xứ phổ biến cho các ca trưởng, người hữu trách và giáo dân. Việc này, ĐGM Aloisiô sẽ nhờ Ban thư ký ghi nhận và làm thành công văn để gửi đến các vị Giám mục Giáo phận. Ngài đúc kết: “Chúng ta cần có sự kiên nhẫn”.
Tiếp đến, ĐGM Aloisiô thông báo cho các tham dự viên biết: UBTN/HĐGMVN sẽ tổ chức Hội thảo Thánh nhạc lần thứ 54 với Đêm Thánh Nhạc vào thứ Hai 5/5/2025 và Hội thảo vào thứ Ba 6/5/2025.
Buổi Hội thảo kết thúc lúc 11g45. Mọi người cùng chia sẻ niềm vui với nhau qua bữa cơm thân mật tại tầng trệt khu B của Trung tâm Mục vụ TGP.SG.
Bài: Bích Vân
Ảnh: Nhất Lãm
Có thể bạn quan tâm
Một lần để sống
Th11
Kho Tàng Đức Tin Không Thay Đổi Và Không Thể Thay Đổi
Th11
Người Tự Kỷ Có Gì Để Cống Hiến
Th11
Mở Án Phong Chân Phước Cho Sơ Clare Crockett
Th11
Cha Roberto Pasolini, Tân Giảng Thuyết Của Phủ Giáo Hoàng
Th11
Giới Trẻ Tham Gia Đời Sống Giáo Hội
Th11
Dốc cạn túi để được Thiên Chúa lấp đầy (Suy niệm Tin Mừng..
Th11
Hội dòng MTG Vinh: Khóa Thường Huấn dành cho quý chị trong Ban..
Th11
Hội Dòng MTG Vinh: Thánh lễ Tạ ơn mừng Ngân Khánh Khấn Dòng..
Th11
Đức Thánh Cha: Hy Vọng Là Ân Ban Và Bổn Phận Đối Với..
Th11
Suy ngẫm về Thiên đàng – Nơi an bình vĩnh cửu
Th11
Các Chiều Kích Thần Học Của Linh Đạo Giáo Lý Viên: Chiều Kích..
Th11
Linh Mục Tự Nguyện Bị Bắt Cóc Thay Cho 2 Tiểu Chủng Sinh
Th11
Tại sao người Công giáo thắp nến cho người đã qua đời?
Th11
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người..
Th11
Tình Yêu Phản Chiếu Đức Tin (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật XXXI..
Th11
Thông điệp “Dilexit nos” – Người đã yêu thương chúng ta | Bản..
Th11
Mừng lễ Các Thánh và những ước nguyện
Th10
Dilexit Nos: “Linh đạo liên quan sâu xa đến tâm hồn con người”
Th10
Linh Vật Biểu Tượng Của Năm Thánh 2025
Th10