Tại sao việc tìm ra sứ mệnh của đời mình lại quan trọng?
Mỗi người được mời gọi thực hiện một sứ mệnh riêng, nơi mà họ có thể sử dụng những tài năng và món quà độc nhất của mình cho vinh danh Thiên Chúa hơn.
Không phải ai cũng được kêu gọi để trở thành Mẹ Têrêsa tiếp theo – phục vụ những người nghèo khổ nhất trong tầng đáy của xã hội. Tuy nhiên, vẫn có những người được mời gọi sống một cuộc đời như thế.
Điều quan trọng là chúng ta cần tích cực phân định lời mời gọi cụ thể của Thiên Chúa dành cho mình, để bước ra khỏi chính mình và dấn thân cho sứ mệnh.
Sứ mệnh trong cuộc sống
Thánh Phanxicô đề Salê giải thích quá trình này trong cuốn “Dẫn nhập đời sống Đạo đức”, ngài khuyến khích độc giả “lựa chọn một số nhân đức đặc biệt để nhắm đến, không phải để bỏ bê những nhân đức khác, nhưng là có một mục tiêu để tâm trí luôn hướng tới.”
Sau đó ngài tiếp tục đưa ra minh hoạ về cách mà mỗi vị thánh có sứ mệnh riêng:
Thánh Louis coi việc đến thăm các bệnh viện là một đặc ân, và chính tay ngài chăm sóc người bệnh. Thánh Phanxicô Assisi yêu mến sự khó nghèo hơn mọi sự và coi sự nghèo khó là người tình của mình. Thánh Đaminh đã hiến dâng đời mình cho việc rao giảng, vì thế mà Dòng của ngài mang tên “Dòng Giảng Thuyết”. Thánh Grêgôriô Cả đặc biệt yêu thích khi được tiếp đón khách hành hương, noi gương tổ phụ Ápraham, và qua đó, ngài đã tiếp đón chính Vua Vinh Hiển dưới dáng vẻ một lữ khách. Tobit đã dành trọn tâm huyết cho việc bác ái là chôn cất người chết. Thánh Êlisabét, dù là một công chúa quyền thế, lại yêu thích sự khiêm nhường hơn hết thảy. Khi trở thành góa phụ, thánh Catarina thành Genoa đã dâng hiến đời mình cho việc phục vụ trong bệnh viện.
Thiên Chúa không mời gọi tất cả mọi người thực hiện cùng một sứ mệnh. Thay vào đó, Ngài muốn mỗi người đóng góp màu sắc riêng cho bức tranh muôn màu của thế giới.
Thánh Phaolô đã nhiều lần nói về điều này trong các thư của ngài, như trong thư gửi tín hữu Cô-rin-tô:
Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ. Chẳng lẽ ai cũng là tông đồ? Chẳng lẽ ai cũng là ngôn sứ, ai cũng là thầy dạy sao? Chẳng lẽ ai cũng được ơn làm phép lạ, ai cũng được ơn chữa bệnh sao? Chẳng lẽ ai cũng nói được các tiếng lạ, ai cũng giải thích được các tiếng lạ sao? (1 Cô-rin-tô 12:28-30)
Thiên Chúa muốn mỗi người chúng ta đóng góp một phần vào thiện ích chung của xã hội. Điều quan trọng là chúng ta biết lắng nghe tiếng Ngài và để Ngài hướng dẫn chúng ta nhận ra nơi chúng ta có thể dâng hiến tài năng và ơn riêng của mình.
Nguồn: Aleteia
Tác giả: Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Châu Anh | CTV JESCOM – Truyền Thông Dòng Tên
Nguồn: https://dongten.net/
Có thể bạn quan tâm
Huế níu chân Tôi
Th2
Tìm Hiểu Bài Ca Anh Mặt Trời – Một Mối Dây Huynh Đệ..
Th2
Thiên chúa có phải là ông trời?
Th2
Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng Gợi Ý Suy Niệm Chầu Thánh Thể..
Th2
Ngã rẽ có phúc (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật VI thường niên..
Th2
Niềm Hy Vọng Kitô Giáo Trong Đời Sống Của Người Tín Hữu
Th2
“Nghệ Thuật Thổi Bùng Hy Vọng” – Giới Thiệu Năm Thánh Dành Cho..
Th2
Cáo phó: Thân phụ của nữ tu Têrêxa Nguyễn Thị Lời (Cộng đoàn..
Th2
12 Chìa Khóa Củng Cố Gia Đình: Lộ Trình Dẫn Đến Sự Hiệp..
Th2
Mẹ Têrêsa Được Ghi Vào Lịch Chung Roma, Mừng Vào Ngày 5 Tháng..
Th2
3 cách để phát triển đức cậy trong thời điểm khó khăn
Th2
Đứng Trước Thách Thức Mới Của Trí Tuệ Nhân Tạo, Đức Tổng Giám..
Th2
Viết Cho Người Chưa Biết Chúa
Th2
Nữ Giới Trong Đời Sống Giáo Hội Sơ Khai
Th2
Khóa Tập Huấn dành cho quý Chị mục vụ bên chuyên ngành Giáo..
Th2
Khóa Tập Huấn dành cho quý Chị mục vụ bên chuyên nghành Giáo..
Th2
Giáo Dục Mà Không Chê Bai: 7 Câu Không Nên Nói Với Trẻ
Th2
Sứ mệnh của tôi là gì? – Chìa khóa để sống ý nghĩa..
Th2
Lưới cá thành lưới người (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V –..
Th2
Năm Thánh Trong Bệnh Tật
Th2