Đại hội do Bộ Văn hoá và Giáo dục tổ chức nhằm quy tụ các giáo sư, các nhà nghiên cứu và các trưởng khoa thần học của các đại học trên khắp thế giới, để suy tư về cách tiếp thu di sản thần học vĩ đại của các thế hệ trước và hình dung về tương lai của thần học.
Với mục đích này trong bài phát biểu dành cho các tham dự viên, Đức Thánh Cha hy vọng sự kiện sẽ đánh dấu bước đầu tiên của dự án chung hiệu quả. Và ngài đưa ra một số suy tư.
Trước hết, khi nghĩ về thần học thì ánh sáng hiện ra trong tâm trí. Nhờ ánh sáng, các đối tượng từ bóng tối được lộ rõ các đường nét; hình dạng và màu sắc của thế giới trở nên hữu hình. Ánh sáng đẹp vì làm cho mọi thứ xuất hiện nhưng không tự biểu lộ. Thần học cũng vậy, hoạt động âm thầm, khiêm tốn để ánh sáng Chúa Kitô và Tin Mừng của Người xuất hiện.
Đức Thánh Cha nói ngài biết trong những ngày này các tham dự viên sẽ cùng nhau thảo luận về di sản thần học của quá khứ, xem di sản ấy còn có thể nói lên những thách đố của ngày nay và giúp chúng ta hình dung tương lai không. Để giúp trả lời câu hỏi này, ngài nhắc đến một trình thuật trong sách các Vua quyển thứ hai, trong đó nói về việc vua đã thỉnh ý nữ ngôn sứ Khunda để giải thích Sách Luật, điều mà trước đó chính vua, thượng tế và ký lục không hiểu (2V 22, 14-20). Đức Thánh Cha nói: “Có những điều mà chỉ phụ nữ mới hiểu và thần học cần sự đóng góp của nữ giới. Một nền thần học toàn nam thì chưa hoàn thiện. Chúng ta còn một chặng đường dài phải đi theo hướng này”.
Trong buổi nói chuyện, Đức Thánh Cha bày tỏ mong muốn mọi người suy nghĩ vượt lên trên sự đơn giản hoá. Thực tế thì phức tạp và thách đố thì đa dạng. Khi người ta không muốn hoặc không thể giải quyết sự phức tạp thì có xu hướng đơn giản hoá. Tuy nhiên, điều này làm biến dạng thực tế. Một phương dược cho sự đơn giản hoá này có thể được tìm thấy từ Tông hiến Veritatis Gaudium, trong đó nói về sự kết hợp liên ngành: triết học, văn học, nghệ thuật, toán học… Giống như các bộ phận của thân thể, mỗi ngành có chức năng riêng, nhưng chúng cần nhau, như Thánh Phaolô đã chỉ ra “Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi?” (1Cr, 12, 17).
Đức Thánh Cha còn mời các tham dự viên làm sao để mọi người đều có thể tiếp cận thần học. Bởi vì thần học hướng dẫn con người trong hành trình cuộc sống, cách riêng những ai đang gặp vấn đề, cảm thấy bế tắc, cần đổi mới hành trình. Phải làm sao để con người thời nay có thể tìm được nơi thần học một căn nhà với cánh cửa rộng mở, một nơi có thể tiếp tục cuộc hành trình, nơi có thể tìm kiếm và tái tìm kiếm con đường.
Nguồn: https://www.vaticannews.va/
Có thể bạn quan tâm
Cáo phó: Thân phụ của Nữ tu Têrêxa Cao Thị Thảo (Cộng đoàn..
Th4
Cáo phó: Thân phụ của nữ tu Maria Võ Thị Nhâm (Cộng đoàn..
Th4
Thánh lễ an táng Nữ tu Maria Nguyễn Thị Quế
Th4
Cáo phó: Nữ tu Maria Nguyễn Thị Quế – Cộng Đoàn Quy Chính..
Th3
Giờ Chầu Thánh Thể Tĩnh Tâm tháng 04/2025: Xây dựng một Cộng đoàn..
Th3
Lịch phụng vụ Hội dòng – Tháng 04/2025
Th3
Sống khiêm nhường theo Tin Mừng
Th3
Đức Thánh Cha cảm ơn các Thừa Sai Lòng Thương Xót làm chứng..
Th3
Hái trái cấm
Th3
Bước Trở Về Nép Bóng Trái Tim Cha (Suy Niệm Tin Mừng Chúa..
Th3
Quan điểm Kitô giáo về tác động của AI trên sự thật
Th3
Mùa chay, Tôi chay gì?
Th3
Giải đáp thắc mắc liên quan đến phụng vụ Mùa Chay và Tuần..
Th3
Ba mươi năm thông điệp EVANGELIUM VITAE: Trực giác nhìn xa trông rộng..
Th3
Hành trình trao gửi yêu thương “Hãy yêu như Thầy đã yêu”
Th3
Tình
Th3
Gửi Em – Người Tập Sinh của Chúa!
Th3
Theo gương Mẹ nói “Xin Vâng”
Th3
Niềm vui lên đường
Th3
Lá Thư Mùa Chay (3): Những Lý Tưởng Và Niềm Tin Trong Cuộc..
Th3