CÙNG NGƯỜI SAMARI HÀNH HƯƠNG TRONG HI VỌNG
Hạ cánh, một cặp mắt bắt gặp bao hình ảnh. Làm sao có thể diễn tả được giây phút đó? [Đôi chân trần trong giá rét, manh áo mỏng trước gió mùa đông, một bàn tay cóng lạnh, làn da ấy, ánh mắt, giọng nói, nụ cười đó và cả những bóng người gầy guộc, sạm chai, góc bếp với nồi cơm bạc, cảnh tang thương mất bố…] tất cả như một bức tranh “Những người khốn khổ”. Nhưng, kì thực không là tranh, đó là một cuộc sống thực tế mà dân làng Tân Hóa phải hòa mình.
Làng Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình nằm gọn giữa những đồi núi vôi trùng điệp hùng vĩ. Ôm lấy thung lũng của những cánh đồng nhấp nhô căn nhà nổi và thiên nhiên hung vĩ. Ngôi làng này đã trở thành một biểu tượng kết nối hài hòa giữa con người “Người Nguồn” với nhau. Nơi đây có tên gọi “Làng Nổi” bởi Tân Hóa được gọi là vùng rốn lũ của mảnh đất Quảng Bình.
Mùa mưa, nước sông ồ ạt từ thượng ngồn chảy về thôn bản. Vì vậy, cứ vào dịp tháng 10, 11 hàng năm, nơi đây phải hứng chịu hàng chục cơn lũ kéo dài, vào thời điểm đỉnh lũ mực nước có thể cao đến 12,15m. Chìm trong biển nước, người dân nơi đây luôn thấp thỏm trong những nỗi lo âu, sợ hãi. Được ông Đạt chia sẻ: “từ năm 2010 trở về trước, cứ vào thời điểm nước lũ dâng, dân làng phải sơ tán vào hang hoặc lên núi lán tạm những căn lều nhỏ để sinh hoạt. Con người, trâu bò, gia cầm đều bị nước dữ cuốn trôi dồn chất thành đống, mọi tài sản nhường lại cho lũ. Trời xanh về, sót lại những bóng người dìu nhau và từ đó họ quyết tâm khởi điểm lại bằng hai bàn tay trắng, bắt đầu một cuộc sống với những hứa hẹn. Mô hình nhà nổi là một điển hình để mọi người thấy được người dân nơi đây luôn khao khát, hi vọng làm chủ hạnh phúc, làm chủ mảnh đất mang nhiều giá trị”. Khó mà vẽ nên cho dân làng một cuộc sống sung túc như ở chốn thị thành. Bởi, cư dân nơi đây mỗi năm chỉ thu hoạch được một vụ lúa, họ làm rẫy và cho đến nay vẫn còn nghề hái lượm tự nhiên để có cái ăn hằng ngày như bắt ốc, hái quả cà Lào, hái rau rừng, đào khoai mài, v.v…thức ăn chủ yếu là cơm Pồi, ngón sắn, vì đường lên phố xa, lại cheo leo, dốc hiểm, phương tiện đi lại bị hạn chế, kinh tế không đủ lo qua ngày, nên dường như thịt, cá khá lâu mới được một bữa, con cái học hành thiếu thốn, phải bỏ học giữa chừng để mưu sinh, đứa ở nhà, đứa đi xa chìm trong nước mắt”.
Có bước đi mới chạm tới, có gần gũi mới thân thương. Khi đến với vùng đất này và nhìn về mảnh đất ta ở, tôi chợt rùng mình và lòng quặn thắt với suy nghĩ “Trong một xã hội sống hưởng thụ như ngày hôm nay, đâu đó vẫn còn bao vùng đất chìm trong cái lắng lo của kiếp sinh nhai, sự thiếu thốn về cái ăn, cái mặc và hơi ấm. Cái nghèo làm cho người dân già đi trước tuổi và đổ bệnh. Họ kể ước mơ với ai? Câu chuyện đói ai ghé tai nhớ?…Tất cả đều lặng thinh và trầm mặc trước những cảnh đời nghèo khổ chăng?
Các bạn ơi! Chúng tôi đã đến vùng ngoại biên, một mảnh đất chưa bao giờ nghe kể, chúng tôi đã sẵn sàng trao gửi niềm tin, nụ cười và tình thân hữu đến với những người mà chúng tôi chưa một lần gặp, đã có những trải nghiệm và cảm nghiệm rất đầm ấm và yêu thương. Tôi nhìn lại và tự nhủ: Chúng tôi và các bạn, chúng ta chẳng giàu sang, của cải chúng ta cũng chẳng thừa thải, chúng ta lấy gì để trao cho họ “Những người nghèo khổ”? Thiết nghĩ, của cải vật chất là một phần nhỏ trong sự cho đi của chuyến đi lần này, tôi nhận ra họ cần tinh thần hơn tất cả, một sự hiện diện, một nụ cười, một lời động viên và cả những hứa hẹn trong lời cầu nguyện với một Đấng mà họ dường như chưa nghe đến bao giờ. Bạn cũng thế nhé! Đừng ngồi yên một chỗ để suy tư họ cần gì, nhưng hãy can đảm ra khỏi chính sự an toàn của bản thân để đến với “vùng ngoại biên” và sẵn sàng cho đi tất cả những gì đã được Chúa ban cho. Như vậy, sống Năm Thánh 2025 với chủ đề “Những người hành hương của hi vọng” nhắc nhở mỗi người chúng ta trở thành những “Samari” của tha nhân mình, bằng việc băng bó những con người đau yếu, tổn thương, nghèo khổ. Mỗi tín hữu phải là một nhịp cầu để khuyến khích mọi người bước đi trên cây cầu mang hơi ấm của Tình Yêu, cúi sâu mình xuống chạm và chữa lành những vết thương cho người những người “thân cận”. Khát vọng lữ hành không dành riêng cho những người theo Chúa, nhưng bao trọn cả những người “Samari”. Người dân làng Tân Hóa được ví như những người Samari, họ sống lương thiện, hòa đồng, luôn khao khát một cuộc sống đầy đủ, đầm ấm và hạnh phúc. Cái nghèo vật chất không làm cho họ sa sút tinh thần, nhưng vươn lên trong hi vọng, với ánh bình minh vẫn đang chờ ở phía trước.
Ai có thể cho họ? Ai dắt tay họ đi? Ai chỉ cho họ nhìn trời xanh? Ai dám can đảm nói đường phía trước? họ không phải đi một mình nhưng còn có tôi, có anh, có mọi người và có một Đấng mà họ chưa bao giờ nghe kể, Đấng ấy sẽ chăm sóc, che chở và gìn giữ đoàn lữ hành sống trong niềm hi vọng, từ cái nhỏ bé nhất đến cái vĩ đại nhất. Niềm hi vọng của hiện tại dẫn đến niềm hạnh phúc của tương lai. Trải nghiệm để ghi nhớ tất cả những thực tại đã nhìn thấy, để hướng lòng mình đến với một chiều sâu của tình yêu. Chiều kích hướng về Thiên Chúa là Đấng luôn quan tâm, giúp đỡ người nghèo, gần gũi và khen ngợi người Samari.
Maria Bi Sầu
Có thể bạn quan tâm
Ban Tu sĩ Giáo phận Vinh: Thư mời tham dự Ngày Đời Sống..
Th1
Bạn còn muốn về nhà?
Th1
Cáo phó: Thân mẫu của Nữ tu Anna Hoàng Thị Huyền (Cộng đoàn..
Th1
4 Lời Khuyên Cho Cuộc Sống Kitô Hữu Hạnh Phúc
Th1
Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công..
Th1
Ra đi – Một hành trình để nhìn lại Sứ Vụ
Th1
Giáo hội, thân thể của Chúa Kitô, điều đó muốn nói gì cụ..
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
5 lý do để hòa mình vào màu sắc của năm 2025
Th1
Đức Thánh Cha: Hy vọng là những dấu chỉ đường trong hành trình..
Th1
Cùng người Samari hành hương trong hi vọng
Th1
Rượu Mới Cho Hạnh Phúc Viên Mãn (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật..
Th1
Lắng nghe Thiên Chúa qua trí tưởng tượng
Th1
Canh Tân Và Hòa Giải: Thượng Phụ Luciani Và Năm Thánh 1975
Th1
Cuba Thả Tù Nhân, Hoan Nghênh Sự Trung Gian Hòa Giải Của Tòa..
Th1
Kinh Mân Côi Và Nghệ Thuật: Mầu Nhiệm Thứ Hai Năm Sự Sáng..
Th1
Thánh lễ Truyền Chức Phó Tế – Giáo phận Vinh
Th1
Diễn Văn Của Đức Phanxicô Dành Cho Ngoại Giao Đoàn Cạnh Tòa Thánh..
Th1
Làng ôm ấp tuổi thơ tôi
Th1
Giờ chầu Thánh Thể tháng 01/2025: Xây dựng một Cộng Đoàn Cầu Nguyện
Th1