CUỘC GẶP GỠ CỦA NĂM TÔN GIÁO ĐỂ TÔN VINH TÌNH HUYNH ĐỆ TẠI THẾ VẬN HỘI OLYMPIC PARIS
Đức Giám mục Emmanuel Gobilliard, đặc phái viên của Vatican tại Thế Vận hội Olympic Paris 2024, phát biểu với Vatican News về ý nghĩa của buổi gặp mặt liên tôn được tổ chức vào Chúa Nhật vừa qua (4.8.2024) bên ngoài Nhà thờ Đức Bà, nêu bật thông điệp về tình huynh đệ phổ quát.
Trong dịp Thế Vận hội Olympic được tổ chức tại Paris năm 1924, Nhà thờ Đức Bà Paris đã tổ chức một buổi gặp mặt liên tôn phi thường.
100 năm sau, một cuộc gặp mặt đa tôn giáo như vậy đã được tổ chức vào ngày 4.8.2024 tại trước sảnh của ngôi thánh đường nổi tiếng Paris để tôn vinh tinh thần huynh đệ làm nền tảng cho sự kiện thể thao quan trọng nhất thế giới.
Tham dự viên tại buổi gặp mặt
Vào lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật, đại diện của năm tôn giáo lớn trên thế giới đã quy tụ bên ngoài nhà thờ Đức Bà, một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Paris, nơi vẫn đang được tái thiết sau trận hỏa hoạn tàn khốc ngày 15.4.2019 và sẽ được mở cửa trở lại vào tháng 12 năm nay.
Khoảng một trăm vị tuyên úy từ trung tâm đa tôn giáo Làng Olympic cùng hiện diện xung quanh. Họ đã chia sẻ suy nghĩ của mình về cách thể thao có thể phát huy hết bản chất của nhân loại và phục vụ cho con người trên thế giới.
Đại diện cho Kitô giáo có Đức Giám mục Philippe Marsset, Giám mục Phụ tá Giáo phận Paris, cùng với Mục sư Christian Krieger, Chủ tịch Liên đoàn Tin lành Pháp và Mục sư Anton Gelyasov, tuyên úy bệnh viện Chính thống giáo toàn quốc.
Cùng với sự hiện diện của Rabbi trưởng Haïm Korsia của Do Thái ở Pháp, Najat Benali, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thờ Hồi giáo Paris, Đức Lama Jigmé Thrinlé Gyatso, Đồng Chủ tịch Liên minh Phật giáo Pháp và Shailesh Bhavsar, đại diện cho cộng đồng Hindu.
Đức Giám mục Emmanuel Gobilliard của giáo phận Digne, là đặc phái viên của Tòa Thánh tại Thế Vận hội Olympic Paris 2024, đã giải thích với Jean-Benoît Harel của Vatican News rằng Nhà thờ Đức Bà Paris là địa điểm rõ ràng cho sự kiện này vì đây là nơi có ý nghĩa tôn giáo sâu sắc đối với những người theo đạo Thiên Chúa nhưng cũng là “nơi nói lên tiếng nói của tất cả mọi người” trên toàn thế giới.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã phát biểu một cách tự do, với những lời cầu nguyện, tông huấn hoặc bài đọc. Đức Giám mục Gobilliard đã nhấn mạnh đến tác động của những khoảnh khắc thinh lặng trong buổi lễ.
Ngài nói: “Tôi nghĩ đây là cách đẹp nhất để bày tỏ một lời cầu nguyện chung, nó cho phép chúng ta nói lên điều gì đó quan trọng và đẹp đẽ”.
“Chúa đã thực hiện một phép lạ”
Cuộc gặp mặt liên tôn đầu tiên được tổ chức vào ngày 5.7.1924, theo lệnh của Nam tước Pierre de Coubertin, người khởi xướng Thế Vận hội Olympic hiện đại, đã quy tụ hầu hết các vận động viên.
Đức Giám mục Gobilliard nhớ lại rằng, lúc đầu, sáng kiến này đã gây ra một số tranh cãi. Nam tước De Coubertin đã làm rõ rằng buổi lễ sẽ không bao gồm “Thánh lễ, không có phép lành, không có linh mục tại bàn thờ, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác của một thánh lễ Công Giáo, mà chỉ có những bài hát hay, trong một bối cảnh đẹp và một vài lời chào mừng rất thực tế”.
Tuy nhiên, sau đó buổi lễ đã được báo chí thời đó ca ngợi. Nhật báo Paris Soir của Pháp đã đi xa hơn khi nói rằng “Chúa đã thực hiện một phép lạ bằng cách quy tụ những người theo Tin Lành, Phật Giáo, Do Thái Giáo và Chính Thống Giáo trong thánh địa của Ngài”.
Tinh thần huynh đệ
Đức Giám mục Gobilliard nhấn mạnh sự kiện phi thường đó cho thấy rằng một thế kỷ trước các tôn giáo đã muốn thể hiện tình huynh đệ của họ trong Thế Vận hội Olympic.
Tinh thần đoàn kết này sẽ tiếp tục đồng hành cùng các vận động viên Olympic trong suốt Thế Vận hội tại trung tâm đa tôn giáo ở Làng Olympic, nơi có năm phòng cầu nguyện và mang đến sự hỗ trợ tâm linh trong suốt các cuộc thi đấu.
Chuyển ngữ: Tâm Bùi
Chuyển ngữ từ: vaticannews.va
Nguồn: tgpsaigon.net
Có thể bạn quan tâm
Toàn Năng Của Thiên Chúa Là Tình Yêu (Suy niệm Tin Mừng lễ..
Th11
Hội dòng Mến Thánh Giá Vinh: Bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 100..
Th11
Hồng ân đêm Diễn Nguyện kỷ niệm 340 năm Hiện Diện, 100 năm..
Th11
Nguyện cầu đêm hồng ân!!!
Th11
Nguyện xin!!!
Th11
Cáo phó: Thân mẫu của nữ tu Anna Phan Thị Hòa (Cộng đoàn..
Th11
Hợp rồi tan
Th11
Bên Chúa muôn đời hay cách xa vĩnh viễn? (Suy niệm Tin Mừng..
Th11
Kitô Hữu Chiếm 75% Tổng Số Các Cuộc Bách Hại Chống Các Tôn..
Th11
Trường ca tự tình khúc
Th11
Tuổi già
Th11
Bà Nancy Và Ông Patrick, Triệu Phú Canada Bỏ Tất Cả Để Trở..
Th11
Ngày Thế Giới Người Nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô Sẽ Dùng Bữa Trưa..
Th11
Một lần để sống
Th11
Kho Tàng Đức Tin Không Thay Đổi Và Không Thể Thay Đổi
Th11
Người Tự Kỷ Có Gì Để Cống Hiến
Th11
Mở Án Phong Chân Phước Cho Sơ Clare Crockett
Th11
Cha Roberto Pasolini, Tân Giảng Thuyết Của Phủ Giáo Hoàng
Th11
Giới Trẻ Tham Gia Đời Sống Giáo Hội
Th11
Dốc cạn túi để được Thiên Chúa lấp đầy (Suy niệm Tin Mừng..
Th11