TGPSG (24/10/2024): Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Sống trong thời đại hời hợt, chạy đua một cách cuồng loạn từ việc này sang việc khác mà không thực sự biết lý do tại sao, và cuối cùng trở thành những người tiêu dùng không bao giờ thoả mãn và nô lệ cho các cơ chế của thị trường, vốn không quan tâm đến ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống chúng ta, tất cả chúng ta đều cần tái khám phá tầm quan trọng của trái tim.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành thông điệp mới Dilexit Nos (“Người đã yêu thương chúng ta”) vào thứ Năm (24/10), kêu gọi sự hiểu biết mới về lòng sùng kính Thánh Tâm trong kỷ nguyên hiện đại và những thách thức cấp bách của nó.
Trong tài liệu này, Đức Thánh Cha lập luận rằng linh đạo Thánh Tâm mang đến một câu trả lời quan trọng cho điều mà ngài gọi là “xã hội lỏng” bị chi phối bởi công nghệ và chủ nghĩa tiêu thụ.
Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Sống trong thời đại hời hợt, chạy đua một cách cuồng loạn từ việc này sang việc khác mà không thực sự biết lý do tại sao, và cuối cùng trở thành những người tiêu dùng không bao giờ thoả mãn và nô lệ cho các cơ chế của thị trường, vốn không quan tâm đến ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống chúng ta, tất cả chúng ta đều cần tái khám phá tầm quan trọng của trái tim.”
Với tiêu đề phụ là “Thư về tình yêu theo chiều kích con người và Thiên Chúa của trái tim Chúa Giêsu Kitô,” đây là thông điệp đầu tiên của một vị giáo hoàng hoàn toàn dành riêng cho Thánh Tâm kể từ khi Đức Giáo hoàng Piô XII ban hành thông điệp Haurietis Aquas vào năm 1956.
Xuyên suốt thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô kết hợp các yếu tố truyền thống của lòng sùng kính Thánh Tâm với những mối quan tâm hiện đại, trình bày Trái Tim Chúa Kitô như nguyên lý thống nhất trong một thế giới đầy phân mảnh.
Việc ban hành thông điệp này thực hiện lời tuyên bố của Đức Thánh Cha vào tháng Sáu, khi ngài lưu ý rằng việc suy niệm về tình yêu của Thiên Chúa có thể “chiếu sáng con đường canh tân giáo hội và nói điều gì đó có ý nghĩa với một thế giới dường như đã đánh mất trái tim.”
Tổng Giám mục Bruno Forte phát biểu với các nhà báo tại buổi giới thiệu thông điệp
Dilexit Nos, ngày 24/10/2024. Hình ảnh: Julia Cassell/EWTN News
Tại buổi họp báo giới thiệu thông điệp vào thứ Năm, Tổng Giám mục người Ý Bruno Forte cho biết thông điệp diễn tả “một cách sâu sắc trái tim và động lực thúc đẩy của toàn bộ sứ vụ và giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô.” Nhà thần học này còn thêm rằng theo ý kiến của mình, văn bản này là “chìa khóa để hiểu giáo huấn của vị giáo hoàng này.”
Đức Cha Forte, thành viên của Bộ Giáo lý Đức tin, đã giới thiệu thông điệp cùng với Nữ tu Antonella Fraccaro, Bề trên Tổng quyền Dòng Nữ tỳ Phúc Âm (Discepole del Vangelo).
Từ Kinh Thánh đến AI: tầm nhìn của Đức Thánh Cha
Thông điệp dài khoảng 30.000 từ trích dẫn rộng rãi từ Kinh Thánh và truyền thống, với những suy tư từ Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Thánh Phanxicô Salêsiô và Thánh Charles de Foucauld.
Được ban hành khi Thượng Hội đồng về tính hiệp hành kết thúc các cuộc thảo luận kéo dài một tháng tại Rôma, tài liệu này nhấn mạnh cả đời sống thiêng liêng cá nhân lẫn cam kết truyền giáo cộng đồng.
Đức Thánh Cha Phanxicô phát triển tầm nhìn của ngài qua năm chương, bắt đầu với việc khám phá triết học và thần học về “tầm quan trọng của trái tim” trước khi chuyển sang những suy tư về cử chỉ và lời nói yêu thương của Chúa Kitô, ý nghĩa thần học của lòng sùng kính Thánh Tâm, động lực thiêng liêng và tác động xã hội của nó.
Thuật toán trong thế giới kỹ thuật số
“Các thuật toán hoạt động trong thế giới kỹ thuật số cho thấy rằng suy nghĩ và ý chí của chúng ta đồng đều hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ,” Đức Thánh Cha viết, lập luận rằng các giải pháp công nghệ đơn thuần không thể giải quyết những nhu cầu sâu xa hơn của trái tim con người.
Ngài nhấn mạnh ý nghĩa của từ “trái tim” không chỉ được nắm bắt qua sinh học, tâm lý học, nhân học hay bất kỳ khoa học nào khác.
“Trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo này, chúng ta không thể quên rằng thơ ca và tình yêu là điều cần thiết để cứu vớt nhân tính của chúng ta. Không một thuật toán nào có thể nắm bắt được, chẳng hạn, nỗi nhớ nhung mà tất cả chúng ta đều cảm thấy, bất kể tuổi tác hay nơi ở,” Đức Thánh Cha viết.
Ngài nhấn mạnh rằng lòng sùng kính Thánh Tâm không chỉ là một thực hành thiêng liêng cá nhân mà còn có những tác động sâu sắc đến đời sống xã hội và các mối quan hệ con người.
“Thế giới có thể thay đổi, bắt đầu từ trái tim,” ngài viết, kết nối sự biến đổi cá nhân với sự đổi mới xã hội rộng lớn hơn.
Giáo huấn về Thánh Tâm từ Đức Piô XII đến Đức Phanxicô
Thông điệp xây dựng trên nhiều thế kỷ lòng sùng kính Thánh Tâm của Công Giáo trong khi đưa ra những hiểu biết mới cho các thách thức hiện đại. Đức Giáo hoàng Phanxicô trích dẫn nhiều từ các giáo huấn trước đó của các vị giáo hoàng, đặc biệt là Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II.
“Sùng kính Thánh Tâm, khi phát triển ở Châu Âu cách đây hai thế kỷ, dưới sự thúc đẩy của những trải nghiệm huyền bí của Thánh Margaret Mary Alacoque, là câu trả lời cho sự nghiêm khắc của giáo thuyết Jansenius, vốn coi thường lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa,” Thánh Giáo hoàng viết.
“Những người nam và người nữ của thiên niên kỷ thứ ba cần đến trái tim của Chúa Kitô để nhận biết Thiên Chúa và để nhận biết chính mình; họ cần nó để xây dựng nền văn minh tình yêu.”
Triết gia Heidegger, sự rùng mình và trái tim
Trong một bước phát triển thần học và triết học quan trọng, thông điệp tương tác sâu sắc với tư tưởng hiện đại, đặc biệt là qua việc thảo luận về hiểu biết của triết gia người Đức Martin Heidegger về cảm xúc và sự hiểu biết của con người.
Đức Thánh Cha trích dẫn sự hiểu biết của Heidegger rằng “triết học không bắt đầu bằng một khái niệm hay sự chắc chắn thuần khiết mà bằng một cú sốc,” vì “không có cảm xúc sâu sắc, tư tưởng không thể bắt đầu. Hình ảnh tâm trí đầu tiên có thể chính là sự rùng mình.”
Đối với Đức Phanxicô, đây là nơi mà trái tim xuất hiện khi nó “lắng nghe theo cách không ẩn dụ ‘tiếng nói thầm lặng’ của sự tồn tại, cho phép mình được uốn nắn và định hình bởi nó.”
‘Một nền văn minh tình yêu mới’: con đường tiến lên
“Trái tim cũng có khả năng thống nhất và hài hòa lịch sử cá nhân của chúng ta, vốn có thể dường như bị phân mảnh vô vọng,” Đức Thánh Cha viết, “nhưng lại là nơi mà mọi thứ có thể có ý nghĩa.”
“Tin Mừng nói với chúng ta điều này khi đề cập đến Đức Mẹ, Đấng đã nhìn mọi sự bằng trái tim.”
Thông điệp kêu gọi đổi mới các thực hành truyền thống về lòng sùng kính Thánh Tâm dựa trên sự hiểu biết này, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng trong thời đại ngày nay.
“Các cộng đồng của chúng ta sẽ thành công trong việc thống nhất và hòa giải các tư tưởng và ý chí khác nhau, để Thánh Thần có thể hướng dẫn chúng ta trong sự hiệp nhất như anh chị em. Hòa giải và hòa bình cũng được sinh ra từ trái tim. Trái tim Chúa Kitô là ‘xuất thần,’ mở ra, trao ban và gặp gỡ.”
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách kết nối tầm nhìn thiêng liêng này với sứ vụ rộng lớn hơn của Giáo hội trong thế giới hiện đại, kêu gọi điều mà ngài – theo Thánh Gioan Phaolô II – gọi là “nền văn minh tình yêu” được xây dựng trên nền tảng tình yêu của Chúa Kitô.
Tầm nhìn này cũng kết nối trực tiếp với các thông điệp xã hội trước đó của Đức Thánh Cha Phanxicô, Laudato Si’ và Fratelli Tutti, trình bày tình yêu của Chúa Kitô như nền tảng để giải quyết và vượt qua những thách thức hiện đại.
Chuyển ngữ: Tâm Bùi
Chuyển ngữ từ: catholicnewsagency.com
Nguồn: tgpsaigon.ne
Có thể bạn quan tâm
Lời Dẫn Lễ và Lời Nguyện Lễ Tất Niên và ba ngày Tết..
Th1
Đức Thánh Cha: Nhiều nhà truyền thông đã hy sinh mạng sống
Th1
Giáo phận Vinh: Thư Mục Vụ Xuân Ất Tỵ 2025
Th1
Chúa ơi, Xuân đã về!
Th1
Năm Thánh Truyền Thông: Câu chuyện là con đường ngắn nhất để kết..
Th1
Lời Chúa và Sứ Mạng (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật III Thường..
Th1
Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Đức Hồng Y Koovakad Làm Bộ Trưởng Bộ..
Th1
Năm Thánh Truyền Thông: Câu Chuyện Là Con Đường Ngắn Nhất Để Kết..
Th1
Đức Thánh Cha: Con Cái Không Bao Giờ Phải Là “Con Tin” Giữa..
Th1
Niềm Tin Tôn Giáo Và Đạo Cầu Lộc Trong Văn Hóa Việt Nam:..
Th1
Cáo phó: Thân phụ của Nữ tu Têrêxa Nguyễn Thị Vinh (Cộng đoàn..
Th1
Ban Tu sĩ Giáo phận Vinh: Thư mời tham dự Ngày Đời Sống..
Th1
Bạn còn muốn về nhà?
Th1
Cáo phó: Thân mẫu của Nữ tu Anna Hoàng Thị Huyền (Cộng đoàn..
Th1
4 Lời Khuyên Cho Cuộc Sống Kitô Hữu Hạnh Phúc
Th1
Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công..
Th1
Ra đi – Một hành trình để nhìn lại Sứ Vụ
Th1
Giáo hội, thân thể của Chúa Kitô, điều đó muốn nói gì cụ..
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
5 lý do để hòa mình vào màu sắc của năm 2025
Th1