Thắp nến cầu nguyện cho người thân đã qua đời là một truyền thống cổ xưa vẫn được nhiều người Công giáo trên khắp thế giới thực hành.
Một trong những truyền thống lâu đời nhất về lòng đạo đức bình dân trong Giáo Hội Công Giáo là việc thắp lên một ngọn nến (đèn cầy) cầu nguyện cho người thân đã qua đời.
Nhiều nhà thờ Công giáo trên khắp thế giới có một khu vực dành riêng để thắp nến cầu nguyện.
Biểu tượng của nến
“Ta là ánh sáng của thế gian; ai theo Ta sẽ không đi trong bóng tối, nhưng sẽ có ánh sáng của sự sống.” (Ga 8:12)
Vào Đêm Vọng Phục Sinh, khi phó tế hoặc linh mục bước vào nhà thờ tối tăm với một ngọn nến Phục Sinh duy nhất, vị giáo sĩ này sẽ ngân nga, “Ánh sáng Chúa Kitô.” Cộng đoàn đáp lại, “Tạ ơn Chúa.” Điều này gợi nhớ đến cách Chúa Giêsu đến với thế giới tội lỗi và chết chóc của chúng ta để mang ánh sáng của Thiên Chúa đến với chúng ta.
Nến tại các phần mộ của các Kitô hữu tiên khởi
Ngoài việc được sử dụng để thắp sáng những nơi mà các Kitô hữu tiên khởi cử hành Thánh lễ, nến cũng được thắp sáng tại các ngôi mộ của các vị tử đạo. Cha William Saunders giải thích rằng “có bằng chứng cho thấy nến hoặc đèn dầu đã được thắp sáng tại các ngôi mộ của các vị thánh, đặc biệt là các vị tử đạo, vào những năm 200, và trước các hình ảnh và thánh tích thiêng liêng vào những năm 300.”
Cha Edward Looney đã viết trong một bài báo cho Aleteia rằng, “Ngọn lửa bập bùng trở thành lời nhắc nhở cho những ai đang cầu xin và tất cả những ai nhìn thấy ngọn lửa đó rằng trong khoảnh khắc đen tối nhất của cuộc đời một người, ánh sáng của Chúa Kitô sẽ chiếu sáng, soi tỏa bóng tối.”
Những ngọn nến cũng tượng trưng cho lời cầu nguyện của chúng ta dành cho người thân đã qua đời và mặc dù chúng không phải là yếu tố bắt buộc của việc cầu nguyện, nhưng những ngọn nến có rất nhiều biểu tượng và có thể an ủi chúng ta trong khoảnh khắc đau buồn.
Việc thắp nến cho người chết có một lịch sử lâu đời và phong phú trong Giáo Hội Công Giáo và không có nghĩa là bất kỳ loại mê tín dị đoan hay tôn thờ tổ tiên nào, mà là lời nhắc nhở về ánh sáng của Chúa Kitô ở đời này và đời sau.
Tác giả: Philip Kosloski – Nguồn: Aleteia (02/11/2024)
Chuyển ngữ: Phil. M. Nguyễn Hoàng Nguyên
Nguồn: https://giaophanvinhlong.net/
Có thể bạn quan tâm
Lời Dẫn Lễ và Lời Nguyện Lễ Tất Niên và ba ngày Tết..
Th1
Đức Thánh Cha: Nhiều nhà truyền thông đã hy sinh mạng sống
Th1
Giáo phận Vinh: Thư Mục Vụ Xuân Ất Tỵ 2025
Th1
Chúa ơi, Xuân đã về!
Th1
Năm Thánh Truyền Thông: Câu chuyện là con đường ngắn nhất để kết..
Th1
Lời Chúa và Sứ Mạng (Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật III Thường..
Th1
Đức Thánh Cha Bổ Nhiệm Đức Hồng Y Koovakad Làm Bộ Trưởng Bộ..
Th1
Năm Thánh Truyền Thông: Câu Chuyện Là Con Đường Ngắn Nhất Để Kết..
Th1
Đức Thánh Cha: Con Cái Không Bao Giờ Phải Là “Con Tin” Giữa..
Th1
Niềm Tin Tôn Giáo Và Đạo Cầu Lộc Trong Văn Hóa Việt Nam:..
Th1
Cáo phó: Thân phụ của Nữ tu Têrêxa Nguyễn Thị Vinh (Cộng đoàn..
Th1
Ban Tu sĩ Giáo phận Vinh: Thư mời tham dự Ngày Đời Sống..
Th1
Bạn còn muốn về nhà?
Th1
Cáo phó: Thân mẫu của Nữ tu Anna Hoàng Thị Huyền (Cộng đoàn..
Th1
4 Lời Khuyên Cho Cuộc Sống Kitô Hữu Hạnh Phúc
Th1
Năm mới, tâm hồn mới: Cảm hứng từ Giáo lý Hội thánh Công..
Th1
Ra đi – Một hành trình để nhìn lại Sứ Vụ
Th1
Giáo hội, thân thể của Chúa Kitô, điều đó muốn nói gì cụ..
Th1
Tài Liệu Tuần Cầu Nguyện Cho Các Kitô Hữu Hiệp Nhất Năm 2025
Th1
5 lý do để hòa mình vào màu sắc của năm 2025
Th1